Tin tức
Siêu âm đầu dò là gì? Vì sao cần thực hiện kỹ thuật này?
- 19/06/2019 | Giải đáp thắc mắc của mẹ bầu về siêu âm thai nhi
- 19/06/2019 | Siêu âm tử cung phần phụ có tác dụng gì?
- 19/06/2019 | Siêu âm rụng trứng có tác dụng gì?
- 13/06/2019 | Tầm quan trọng của siêu âm đầu dò đối với sức khỏe con người
1. Siêu âm đầu dò là gì?
Siêu âm đầu dò là phương pháp siêu âm vùng chậu được bác sĩ chuyên khoa chỉ định để thăm khám, chẩn đoán phát hiện các bệnh lý ở tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung của chị em.
Phương pháp áp dụng kỹ thuật sử dụng sóng âm tần cao tiếp xúc qua ngõ âm đạo để hiển thị hình ảnh chuyên sâu, có độ chính xác cao. Bác sĩ sẽ thao tác chèn một đầu dò siêu âm khoảng 2 đến 3 inch vào ống âm đạo. Qua đó, tình trạng sức khỏe của các cơ quan bên trong sẽ được xác định, chẩn đoán kịp thời bệnh lý nếu có.
Siêu âm đầu dò giúp chẩn đoán, kiểm tra các bệnh lý ở cổ tử cung, ống dẫn trứng,...
2. Lợi ích khi siêu âm đầu dò là gì?
Siêu âm đầu dò thường được sử dụng khi bác sĩ muốn kiểm tra những bất thường ở tử cung, buồng trứng, vòi trứng, và đánh giá tình hình rụng trứng, sự phát triển của trứng, độ dày niêm mạc tử cung,...
Đặc biệt khi mang thai, việc siêu âm này có vai trò quan trọng. Siêu âm để biết có thai trong giai đoạn đầu, khi đó phôi thai vẫn còn rất nhỏ nên không hiển thị hình ảnh nếu siêu âm thành bụng.
Khám phụ khoa bằng siêu âm đầu dò giúp đánh giá cơ quan sinh dục, quan sát sự phát triển của trứng và tình hình rụng trứng, đánh giá độ dày niêm mạc tử cung, phát hiện các loại u buồng trứng, u xơ tử cung, chẩn đoán các bệnh phụ khoa khác. Tùy từng trường hợp người bệnh và tùy mục đích chẩn đoán cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định khám phụ khoa bằng siêu âm đầu dò âm đạo hoặc siêu âm đầu dò hậu môn.
Khi mang thai, việc siêu âm đầu dò rất quan trọng
Khám phụ khoa bằng siêu âm đầu dò âm đạo được chỉ định khi có nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, xác định có thai ở giai đoạn sớm, đánh giá tim thai ở tuần thai 6 – 8, đánh giá các khối u ở tử cung, buồng trứng, tình trạng ứ nước, ứ mủ vòi trứng, đo kích thước trứng để đánh giá thời gian rụng trứng hoặc phục vụ cho kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, đánh giá nguồn gốc khối u trong tiểu khung.
3. Thời điểm nên siêu âm đầu dò
Khi nhận thấy cơ thể có những triệu chứng, dấu hiệu sau đây thì chị em phụ nữ cần đi siêu âm:
-
Đau vùng xương chậu.
-
Kiểm tra u nang buồng trứng, u xơ tử cung.
-
Kiểm tra vị trí đặt vòng tránh thai.
-
Kiểm tra sức khỏe vùng xương chậu.
-
Các trường hợp rối loạn kinh nguyệt.
Với mẹ bầu, siêu âm nhằm mục đích theo dõi nhịp tim thai, chẩn đoán sảy thai, xác định nguyên nhân gây chảy máu bất thường hoặc phát hiện thay đổi bất thường ở cổ tử cung.
4. Siêu âm đầu dò có hại gì hay không?
Nhiều mẹ quan tâm đến việc phương pháp siêu âm có hại không và sẽ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào khi đây là phương pháp trực tiếp chạm vào "nơi nhạy cảm".
Phương pháp siêu âm này thường được thực hiện bởi các bác sĩ lành nghề, có kinh nghiệm chuyên môn cao. Thực tế, trong quá trình siêu âm thai, bác sĩ sẽ di chuyển thiết bị quanh âm đạo của mẹ bầu chứ không chạm vào cổ tử cung nên sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi. Điều này không gây bất kỳ ảnh hưởng gì đến tử cung và cổ tử cung.
5. Siêu âm đầu dò có chính xác không?
Khi siêu âm, bác sĩ sẽ thấy vị trí chính xác của thai nhi nhằm phát hiện trường hợp thai ngoài tử cung. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa những biến chứng nếu thai ngoài tử cung vỡ ra như nhiễm trùng ổ bụng, vỡ ống dẫn trứng...
Siêu âm đầu dò có mức độ chính xác cao
Ngoài ra, siêu âm đầu dò còn có tác dụng đánh giá tim thai ở thời điểm tuần thai thứ 6 – 8. Việc này sẽ giúp mẹ bầu nhận biết được tình trạng của thai nhi cũng như phát hiện sớm những bất thường về tim thai.
Thông thường phương pháp này được thực hiện với những phụ nữ mới mang thai. Tuy nhiên có những trường hợp thai lớn, nhau thai bám thấp, đầu thai quay xuống dưới che khuất sóng âm khiến bác sĩ nghi ngờ nhau tiền đạo. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò để xem xét vị trí bánh nhau.
6. Cần chuẩn bị những gì khi siêu âm đầu dò?
Hình thức siêu âm này không yêu cầu mẹ bầu phải chuẩn bị gì nhiều. Tùy vào lý do siêu âm cùng sự chỉ định của bác sĩ, thường thì các mẹ nên đi vệ sinh trước khi thăm khám. Nếu cần làm căng đầy bàng quang thì mẹ có thể uống nước trước khi siêu âm 30 phút đến 1 tiếng.
Việc siêu âm này hoàn toàn không gây đau đớn. Tuy nhiên có thể khiến cho mẹ cảm thấy hơi khó chịu. Đối với phụ nữ mang thai thì siêu âm đầu dò không gây bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến thai nhi.
7. Địa chỉ siêu âm đầu dò chất lượng ở Hà Nội
Việc lựa chọn một địa chỉ Y tế uy tín, chất lượng là điều mà nhiều người vẫn cân nhắc. Gợi ý cho bạn một cơ sở Y tế được nhiều người đặt trọn niềm tin- bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây cũng là địa chỉ có kỹ thuật siêu âm đầu dò chính xác, an toàn và đáng tin cậy.
MEDLATEC là một trong những địa chỉ được nhiều bệnh nhân đặt trọn niềm tin. Tại đây có đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, dịch vụ trọn gói tiện lợi.
Đặc biệt, hệ thống máy móc tại cơ sở này được đánh giá cao như: hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, máy siêu âm, X-quang kỹ thuật số hình ảnh rõ nét, máy đo Fibroscan, X-quang tuyến vú (Mamography), đo loãng xương 3 vị trí...
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!